Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thận, huyệt, tân, dịch,. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bảo lạc), can, ty, phế, thận.
1. Tâm
Tạng tâm đứng đâu các tạng, có tâm bào lạc báo vệ bên ngoài, phụ trách các hoạt động vệ thân trí, huyết mạch, khai khiêu ra lưỡi biểu hiện ra ở mặt..
1.1. Chủ về thần trí
Thần trí là các hoạt động về tinh thần, tư duy. Tinh và huyết là cơ sở cho hoạt động tinh thần, mà tâm lại chủ về huyết nên tâm cũng chủ vê trí, cư trú của thần vì vậy nói là “tâm tàng thần”.
Tâm khí và tâm huyết đây đú thì tinh thân sáng suốt, tỉnh táo. Tâm huyết không đây đủ xuất hiện các triệu chứng bệnh như: hội hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên. Tâm huyết có nhiệt thì có thể thấy mê sảng, hôn mê v.v…
1.2. Chủ về huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt
Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân. Nếu tâm khí đẩy đủ, huyết dịch vận hành không ngừng, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện ở nét mặt hồng hào tươi nhuận, trái lại tâm khí bị giảm sút, sự cung cấp huyết dịch kém đi thì sắc mật xanh xao, có khi huyết dịch bị ứ trệ gây các chứng mạch sáp, kết lại, ứ huyết v.v…
1.3. Khai khiếu ra lưỡi
Biệt lạc của tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi.
Trên lâm sàng xem chất lưỡi để chẩn đoán bệnh ở tâm: như chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt, chất lưỡi nhạt là tâm huyết hư, chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết là huyết ứ trệ v.v…
1.4. Tâm bào lạc
Là tổ chức bên ngoài của tâm để bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào tâm..
Trên thực tế lâm sàng các triệu chứng của bệnh của tâm và tâm bào lạc giống nhau: như trong bệnh truyền nhiễm có sốt (ôn bệnh) chứng hôn mê được gọi là “nhiệt nhập tâm bào” giống như chứng hôn mê của tâm nhiệt.
1.5. Ngoài ra người ta còn chú ý đến quan hệ sinh khắc, biểu lý với các tạng phủ khác: tâm hoả sinh tỳ thổ, khắc phế kim, tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý.
2. Can
Can chủ về tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân.
2.1. Chủ về tàng huyết
Tàng huyết là tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể. Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu về huyết dịch ít, máu được tàng trữ ở can; trái lại lúc hoạt đông, lao động nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi cao hơn, can lại xuất khối lượng máu dự trữ để cung cấp kịp thời.
Chức năng tàng huyết của can bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ và sinh các triệu chứng bệnh: như can huyết không đầy đủ thấy hoa mắt, chóng mạt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít có thể bế kinh v.v… Can khí bị xúc động, huyết đi lạc đường, có thể thấy các hiện tượng xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong huyết v.v…
2.2. Chủ về sơ tiết
Sơ tiết là sự thư thái, thông thường còn gọi là “điều đạt”. Can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vân hành của khí các tang phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hòa. Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt ở tình chí và sự tiêu hoá. Về tình chí, ngoài tạng tâm đã nêu ở trên, còn do tạng can phụ trách . Can khí bình thường thì khí huyết vận hành điều hoà, tinh thần thoải mái . Trái lại can huyết sơ tiết kém sẽ gây tình trạng khí bị uất kết hay hưng phấn quá độ. Can khí uất kết biểu hiện: ngực sườn đấy tức, u uất, hay thờ dài, kình nguyệt không đều, thống kinh v.v… Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai v.v….
Về tiêu hoá: sự sơ tiết của can có ảnh hưởng lớn đến sự tháng giáng của tỳ vị. Nếu can khí uất kết hay can khí hoành nghịch có thể thấy các triệu chứng đau cạnh sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ia chảy gọi là chứng “can tỳ bất hoà” hay “can vị bất hoà”. v.v….
2.3. Chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân
Cân là cân mạch gồm các khớp, gân, cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể. Nói can chủ cân tức là can nuôi dưỡng các cân bằng huyết của can (can huyết. Can huyết đầy đủ, cân mạch được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt, trái lại can huyết hư sẽ gây các chứng tê bại, chân tay run, co quắp, teo cơ, cứng khớp v.v… Nếu sốt cao, huyết dịch hao tổn không dưỡng cân gây co giật, tay chân co quắp. –
Móng tay móng chân là chỗ thừa của cân mạch, nên tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ có những biểu hiện hồng nhuận cứng cáp hay nhợt tái hay đổi hình dạng (móng tay uốn khum).
2.4. Khai khiếu ra mắt
Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều di lên mất, nhưng chủ yếu là do tạng can vì can tàng huyết và kinh can đi lên mắt. Can khí thực do phong nhiệt gây chứng mắt đỗ, sưng, đau; can huyết hư gây quáng gà, giảm thị lực. Can phong nội động gây miệng méo, mắt lác.v.v…
2.5. Ngoài ra can mộc còn sinh tâm hoả , khắc tỷ thổ và có quan hệ biểu lý với đởm..
3. Tỳ
Tạng tỷ ở trung tiêu, chủ về vận hoá nước và đổ ăn, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ chỉ, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ở môi.
3.1. Chủ về vận hoá: tỳ chủ về vân hoá đồ ăn và thuỷ thấp.
a. Vận hoá đổ ăn : là sự tiêu hoá, hấp thu và vân chuyển các chất dịnh dưỡng của đổ ăn. Sau khi tiêu hoá, các chất tinh vì được tỷ hấp thu vận chuyển vận lên phế, phế đưa vào tâm mạch để đi nuôi dưỡng các tạng phủ, tứ chi, cân, não.
Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ mạnh gọi là sự “kiện vận” thì sự hấp thu tốt trái lại nếu tỷ mất “kiện vận” sẽ gây các chứng rối loạn tiêu hoá : ăn kém, ia chảy, mệt mỏi, gầy v.v..
b) Vận hoá thuỷ thấp: tỷ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài. Như vậy việc chuyển hoá chuyển hoá nước trong cơ thể do sư vận hoá của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hoá của thận.
Sự vận hoá thuỷ thấp của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm, khiến cho nước tràn ra tứ chỉ gây phù thũng, xuống đại trường gây ia chảy, đến khoang bụng thành cổ trướng v.v…
3.2. Thống huyết
Thống huyết hay còn gọi là nhiếp huyết có nghĩa là quản lý, khống chế huyết. Sự vận hoá đổ ăn của tỷ là nguồn gốc của khí và huyết, nhưng tỳ còn thống huyết. Tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch, được khí thúc đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể, trái lại tỷ khí hư sẽ không thống được huyết, huyết sẽ ra ngoài gây các chứng xuất huyết như rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày v.v…
3.3. Chủ cơ nhục, chủ tứ chi
Tỳ đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục, nếu tỳ khí đẩy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chỉ nhẹ nhàng linh hoạt; trái lại nếu tỳ khí yếu sẽ làm thịt mềm, trương lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, gây các chứng thoát vị: như sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày v.v…
3.4. Khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi
Khai khiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị..
Tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng, nếu tỳ hư thì chán ăn, miệng nhạt. Tỳ chủ về cơ nhục, lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi: tỷ mạnh thì môi hồng nhuận, tỳ hư thì môi thâm xám, nhạt màu.
3.5. Tỷ còn sinh ra phế kim, khắc thận thuỷ có quan hệ biểu lý với vị.
4. Phế
Phế chủ hộ hấp, chủ khí, có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao (da lông)
4.1. Chủ khí, chủ hô hấp
Phế là nơi trao đổi khí: thanh khí, thải trọc khí nên nói phế chủ hộ hấp. Phế chủ khí, vì phế có liên quan đến tông khí. Tông khí được tạo thành bởi khí của đổ ăn do tỷ khí đưa tới kết hợp với khí trời do phế khí đưa tới, tông khí được đưa vào tâm mạch đi toàn thân dinh dưỡng tổ chức..
Phế khí bình thường, đường hô hấp thông, thì hơi thở điều hoà; trái lại phế khí hư kém xuất hiện chứng khó thở, thở nhanh, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi không có sức v.v….
4.2. Chủ về tuyên phát và túc giáng
a) Tuyên phát: có ý nghĩa là thúc dẩy sự tuyên phát của phế (gọi tất là sự tuyên phế) thúc đây, khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ, kinh lạc, ngoài đi tới, bì mao, cơ nhục, không nơi nào không đến. Nếu phế khí không tuyên sẽ gây sự ủng trệ có các triệu chứng như tức ngực, ngạt mũi, khó thở v.v… –
b) Túc giáng là đưa phế khí đi xuống: phế khí đi xuống là thuận, nếu phế khí nghịch lên trên uất tại phế sẽ có các triệu chứng: khó thở, suyễn tức v.v…
4.3. Phế chủ bì mao thông điều thuỷ đạo
a) Bì mao là phần ngoài cùng của cơ thể gồm da, lông, tuyến mồ hội, là nơi tà khí bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Tác dụng tuyên phát phế đem các chất dinh dưỡng cho bì mao. Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao để chống dỡ ngoại tà. Vì vậy khi có bệnh ở phần biểu thường thấy xuất hiện các chứng ở vệ và phế phối hợp với nhau như ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho v.v…Nếu phế khí hư yếu, không tuyên phát ra bì mao làm da lông khô . sáp, lưa thưa đưa tới cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm sút nên dễ bị cảm mạo v.v…) Phế còn tác dụng thông điều thuỷ đạo. Nhờ tác dụng tuyên phát và túc giáng, nước trong ở cơ thể được bài tiết ra bằng đường mố hội, hơi thờ, đại tiện nhưng chủ yếu là do nước tiểu. Phế khí đưa nước tiểu xuống thận, ở thận nước tiểu được khí hoá một phần đưa xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài.
Trên lâm sàng, bệnh phù thũng do phong thuỷ (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế lợi niệu.
4.4. Khai khiếu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói
Mũi là hơi thờ của phế, để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí . Phế khí bình thường thì sự hộ hấp điều hoà, nếu phế khí trở ngại như ngoại tà xâm nhập thì gây ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi, phương pháp chữa bệnh vẫn lấy tuyên phế là chính. Phế còn chủ về tiếng nói và thông ra họng. Bệnh ở phế luôn thấy xuất hiện các chứng ở họng và tiếng nói và thông ra họng mất tiếng v.v.
4.5. Phế còn sinh thận thuỷ, khắc can mộc và có quan hệ biểu lý với đại trường
5. Thận
Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tuỷ, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thuỷ, khai khiếu ra tai, tiền ẩm, hậu âm và vinh
nhuận ra tóc.
5.1. Thận tàng tỉnh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể
Tình của tiên thiên và tinh của hâu thiên đều được tàng trữ ở thận gọi là thận tinh. Tinh biến thành khí nên còn có thận khí.
Thận tình còn gọi là thận dương, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hoả. Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ lúc nhỏ tới già như mọc răng, tuổi trưởng thành sinh con cái (gọi là thiên quý thịnh) và lão suy (thiên quý suy).
Như trong sách Nội kinh có nói: “con gái 7 tuổi thì thiên quý thịnh, răng thay tóc dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch nhâm thông với mạchxung, vì vậy lúc đó người con gái thấy kinh. Thường đời người con gái có 7thiên quý (7 x 7 = 49) lúc đó mạch nhâm yếu, mạch xung kém, thiên quý cạnhết, kinh nguyệt không còn, nên thân thể yếu đuối.
Con trai lúc 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt, răng thay, 16 tuổi thận khí thịnh thiên quý đến, tinh khí đây, 24 tuổi thận khí điều hoà, thân thể cường tráng mạnh khoẻ, 64 tuổi thận khí kém, tóc dụng, răng khô, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý cạn nên râu tóc bạc, người mệt mỏi…”.Thận âm và thận dương, nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhau giữ thế bình quân về âm dương. Nếu thận hư không có hiện tượng hàn hay nhiệt thì gọi là thận tinh hư hay thận khí hư. Nếu có hiện tượng nội nhiệt là do thận âm hư. Nếu có hiện tượng ngoại hàn (sợ lạnh, tay chân lạnh) là do thận dương hư.
5.2. Chủ về khí hoá nước
Thận khí có chức năng khí hoá nước tức là đem nước do đồ ăn uống đưa -tới tưới cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài.
Sự chuyển hoá nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỷ vận hoá hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận, ở thận được khí hoá những chất trong ( có ích) được lên phế phân bố đi toàn thân, những chất đục được đưa xuống bàng quang thải ra ngoài.
Vì vậy trên lâm sàng, căn cứ vào vị trí trở ngại, người ta chữa chứng phù thùng ở tỷ, ở phế hay ở thận.
5.3. Chủ về xương, tuỷ, thông với não và vinh nhuận ra tóc
Tình được tàng trữ ở thận, tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu v.v….
Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không ngừng bổ sung tỉnh tuỷ cho não. Thận hư (thường do tiên thiên)làm não không phát triển sinh các chứng: trí tuệ chậm phát triển, tỉnh thần đần độn, kém sự thông minh v.v..
Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm “thừa ra”của huyết, được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sựthịnh suy của thận có quan hệ mật thiết tới tóc như bẩm sinh thận khí bấttúc thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên khoẻ mạnh thì tóc tốt nhuận, người già thận khí yếu thì tóc bạc, rụng tóc v.v… vì vậy nói: thận vinh nhuận ra ở tóc.
5.4. Nạp khí
Không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận. Nếu thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, khó thở. Trên lâm sàng người ta ch a chứng hen suyễn ,chứng ho ở người gìa , bằng phương pháp bổ thận nạp khí.
5.5. Khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm.
Tai do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc. Ở người già -thận khí, thận tinh suy yếu nên hay gặp chứng ù tai, điếc.
Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ, thận chủ về khí hoá bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vì vậy gọi là thận chủ về hậu âm. Thận hư hay gặp chứng di tiểu luôn ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em chứng di tỉnh, ra khí hư .
Hậu âm là nơi dại tiện ra phân, do tạng tỳ đảm nhiệm. Nhưng tỳ dương được thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là thận chủ về hậu âm. Nếu thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện ở người già. Hậu âm và tiền âm thường quản lý đại tiện và tiểu tiện nên còn nói “thận chủ nhị tiện”.
5.6. Ngoài ra, thận thuý còn sình ra can mộc và khắc tâm hoa, có quan hệ biêu lý với bàng quang.