I. LỤC PHỦ
Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đổ ăn uống và bài tiết các chất cận bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đồm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.
1. ĐỞM
Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật (tinh chấp) do can bài tiết. Cổ nhân nói: “khí thừa của can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp”.
Mật giúp cho việc tiêu hoá đồ ăn. Chất mật có màu xanh, vàng và vị đắng .Khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện chứng vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng.
Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ về quyết đoán.
Can và đởm có quan hệ biểu lý, can chủ về mưu lựơc, đởm chủ về quyết đoán là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ dám làm. Các bệnh về can đởm hay phối hợp với nhau.
2. Vị
Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, đưa xuống tiểu trường. Tỳ và vị có liên quan biểu lý với nhau, đều giúp cho sự vận hoá đồ ăn, nên gọi chung là “gốc của hậu thiên”.
Trên lâm sàng, công tác chẩn đoán và chữa bệnh đều rất chú trọng đến sự thịnh suy của tỷ vị. Khí của tỷ vị gọi tất là “vị khí” dùng để tiên lượng sự phát triển tốt hay xấu của bệnh và dự kiến của kết quả công tác chữa bệnh,nên người xưa có nói: “vị khí là gốc của con người”, “còn vị khí sẽ sống, hết vị khí sẽ chết”. Bảo vệ vị khí là một nguyên tắc chữa bệnh của YHCT.
3. Tiểu trường
Tiểu trường có nhiệm vụ phân thanh, giáng trọc. Thanh (chất trong) là chất tinh vi của đổ ăn được hấp thụ ở tiểu trường, qua sự vận hoá của tỳ đem đi nuôi dưỡng toàn thân, cặn bã sẽ được đưa xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài. Trọc (chất đục) là cận bã của đổ ăn được tiểu trường đưa xuống đại trường .Khi tiểu trường có bệnh, việc phân thanh giáng trọc bị trở ngại gây các chứng: sống phân, ỉa chảy, tiểu tiện ít v.v
4. Đại trường
Đại trường chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã, có quan hệ biểu lý với phế.
5. Bàng quang
Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hoà và sự phối hợp của tạng thận..
Nếu sự hoá khí của thân không tốt sẽ gây bí tiểu tiện, đái rất hoặc đái nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ v.v….
6. Tam tiêu
Tam tiêu gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Thượng tiêu từ miệng xuống tâm vị dạ dày có tạng tâm và phế. Trung tiêu từ tâm vị dạ dày đến môn vị có tạng tỷ và phủ vị. Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có tạng can và thân.Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hoá và sự vận chuyển đổ ăn; ở thượng tiêu: phế chủ hô hấp, phân bố khí và chất dinh dưỡng vào huyết mạch được tâm khí đưa đi toàn thân; ở trung tiêu tỷ vị vận hoá hấp thu đồ ăn và đưa nước lên phế; ở hạ tiêu có sự phân biệt thanh trọc, tỉnh tàng trữ ở thận, các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng đường đại tiện và tiểu tiện..
Người ta còn nói tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC TẠNG PHỦ.
Mỗi một tạng hay phủ có chức năng riêng biệt, nhưng chúng có quan hệvới nhau theo quy luật vừa đối lập vừa nương tựa với nhau để tạo cho cơ thểthành một khối thống nhất về cấu tạo và chức năng.
1. Quan hệ giữa tạng với tạng
1.1. Tâm và phế
Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Tâm và phế phối hợp làm khí huyết vận hành duy trì các hoạt động cơ thể. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm, khí thúc đẩy huyết vận hành, huyết đi kéo theo khí, nếu khí không thúc đẩy huyết sẽ ngưng lại gây ứ huyết, nếu không có huyết, khí mất chỗ dựa phân tán mà không thu lại được.
Trên lâm sàng có các chứng bệnh:
a) Phế khí hư nhược, tông khí trong tâm mạch không đầy đủ gây ra tâm phế đều hư, tâm khí không thúc đẩy âm huyết, gây ứ huyết, làm đau vùng ngực (hay gặp ở các bệnh xơ cứng mạch vành)..
b) Tâm khí không đây đủ gây huyết ứ làm trở ngại đến phế mạch làm phế khí không tuyên giáng gây chứng hen suyễn (như hen tim)..
tâm chủ về hoả, tâm hoa vượng ảnh hưởng đến phế âm một mặt xuất hiện các chứng tâm phiền, mất ngủ…, một mặt xuất hiện các chứng ho , h ra máu
1.2. Tâm và tỳ
Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết. Nếu tỷ khí hư không vận hoá được thì tâm huyết sẽ kém gây hiện tượng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh gọi là chứng tâm tỷ hư.
1.3. Tâm và can
Can tàng huyết, tâm chủ huyết. Cả hai tạng phối hợp tạo thành sự tuần hành của huyết. Trên lâm sàng hay thấy xuất hiện chứng can, tâm âm hư hay can, tâm huyết hư: hoảng hốt, hồi hộp, sắc mặt xanh, hoa mắt, chóng mặt, móng tay không nhuận.
Can chủ sơ tiết, tâm chủ về thần chí. Hoạt động tinh thần chủ yếu do hai tạng tâm và can phụ trách, can và tâm do huyết nuôi dưỡng, khi chúng có bệnh ngoài các chứng trạng về huyết kể trên còn có các chứng trạng về tinh thần như mất ngủ hay quên, hồi hộp, sợ hãi, giận dữ…
1.4. Tâm và thận
Tâm ở trên thuộc hoả, thuộc dương; thận ở dưới thuộc thuỷ, thuộc âm.Hai tạng giao nhau để giữ được thế quân bình gọi là “thuỷ hoả ký tế” hay “tâm thận tương giao”.
Trên lâm sàng nếu thận thuỷ không đầy đủ, không chế ước được tâm hoả gây các chứng: hồi hộp, mất ngủ, nằm mê miệng lười lở loét gọi là chứng “tâm thận bất giao” hay “âm hư hoả vượng”.
1.5. Phế và tỳ
Phế chủ khí, tỳ chủ khí hậu thiên, cả 2 tạng có liên quan với nhau mật thiết. Chứng khí hư trên lâm sàng thường xuất hiện: thở ngắn, gấp, nói nhỏ ,lười nói (thuộc phế khí hư), mỗi mệt, ăn kém, ỉa lỏng (thuộc tỷ khí hư).
1.6. Phế và thận
Phế chủ khí, thận nạp khí. Thận hư không nạp được phế khí gây chứng ho, hen suyễn…
1.7. Can và tỳ
Can chủ về sơ tiết, tỳ chủ vận hoá, sự thăng giáng của tỳ vị có quan hệ đến sự sơ tiết của can. Nếu sức tiết của can bị trở ngại sẽ làm cho sự thăng giáng của tỷ vị trở nên bất thường hay gây các chứng: ngực sườn đẩy tức, không muốn ăn, đẩy bụng, ợ hơi… hay gặp ở các bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng..
1.8. Thận và tỷ
Thận dương hay thận khí giúp cho tỷ vận hoá được tốt, nếu thận dươnghư thì tỳ dương cũng hư gây các chứng ia chảy ở người già, viêm thận mạntính (âm thuỷ).
1.9. Can và thận
Can tàng huyết, thận tàng tỉnh. Can huyết do thận tinh nuôi dưỡng ,nếu thận tinh không đẩy đủ sẽ làm can huyết giảm sút..
Thận có thận âm, thận dương, can có can âm, can dương. Nếu thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm, thì can dương vượng lên như trong bệnh cao huyết áp xuất hiện các chứng: nhức đấu, chóng mặt, hoa mất, mặt đỏ…
2. Quan hệ giữa tạng phủ
2.1. Tâm và tiểu trường
Tâm và tiểu trường có liên quan biểu lý với nhau, trên lâm sàng nếutâm nhiệt (sốt cao) thường gây các chứng đái ít, đái đỏ nước tiểu nóng….Phương pháp chữa là thanh tâm lợi niệu.
2.2. Tỳ và vị
Tỳ và vị là hai cơ quan giúp cho sự vận hoá đổ ăn. Tỳ chủ vận hoá, vị chủ thu nạp, tỷ ưa táo ghét thấp, vị ưa thấp ghét táo, tỳ lấy thăng làm thuận, vị lấy giáng làm hoà. Như vậy tính chất của tỷ vị đối lập nhau giữa táo và thấp, giữa thăng và giáng nhưng lại thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau để giúp cho việc tiêu hoá được bình thường.
Khi tỳ vị có bệnh, sự thăng giáng có thể đảo nghịch: như tỳ khí đáng lẽ đưa thanh khí (trong) lên trên, lại đưa xuống dưới gọi là chứng tỳ hư hạ hãm gây các bệnh ia chảy, sa sinh dục, sa trực tràng, băng huyết, rong huyết… tỳ khí đáng lẽ đưa trọc khí (dục) di xuống, lại đưa lên trên gây các chứng nôn mửa, nấc….
Tỳ vị có bệnh gây nên sự đảo lộn về thấp và táo. Tỳ ghét thấp nhưng do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp làm thuỷ thấp đình lại gây các chứng mệt mỏi, phù thũng, ỉa lỏng. Vị ghét táo nhưng do vị hoả quá mạnh làm tân dịch bị khô gây nên vị âm hư có các chứng táo bón, loét miệng, chảy máu chân răng…
2.3. Thận và bàng quang
Sự khí hoá ở bàng quang tốt hay xấu đều dựa vào thận khí thịnh hay suy. Nếu thận kém sẽ gây chứng di niệu, tiểu tiện không tự chủ, đái dầm….